Ngày 22-5, Huyện đoàn phối hợp Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện U Minh Thượng tổ chức Ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác gắn tập huấn kiến thức an toàn giao thông, kỹ năng lái xe an toàn, ngày Chủ nhật xanh đợt 2 năm 2022.
Đang truy cập : 52
•Máy chủ tìm kiếm : 22
•Khách viếng thăm : 30
Hôm nay : 3931
Tháng hiện tại : 74537
Tổng lượt truy cập : 7797602
Sinh hoạt tập thể: BĂNG REO – TIẾNG REO 1. CHÀO ANH – CHÀO CHỊ Tất cả ( hát ) : Chào mừng anh, chào mừng chị đã đến nơi đây ( vỗ tay ) Xin chào mừng bằng một câu hát hay ( vỗ tay ) Xin chào mừng bằng bằng nụ cười rất tươi ( hai tay trên má ) Xin chào mừng, chào mừng ( vẫy hai tay ) Bằng một tràng pháo tay ( có thể thay đổi động tác khác ) 1,2,3 – 1,2,3 – 1,2,3,4,5,6,7 ( vỗ tay nhịp 3 –3 – 7. ) Lưu ý động tác : Có thể thay bằng nhiều động tác như : - Bằng một tràng pháo chân ( dậm chân ) - Bằng một tràng đấm lưng ( đấm lưng người bên cạnh ) - Bằng một tràng lái vai ( lắc vai ) Và nhiều động tác vui khác, nhưng phải đúng nhịp 3 – 3 -7 2. CHÀO VUI ( Hát theo thể tự do, đội hình vòng tròn. ) Cùng hát : Lá la là lá lá la la là. Lá la là lá lá la la là. Chào binh chào bô, chào sư cô, chào thầy đồ, cuối cùng chào Sạc lô. Lưu ý động tác : Tất cả cùng hát và vỗ tay, NĐK múa mẫu đầu tiên o " Lá la là….."nhảy chim sáo quanh vòng tròn o " Chào binh: : đưa tay chào theo kiểu nhà binh o " Chào bô" : hai tay nắm lại để trước miệng o " Chào sư cô" : hai tay chắp lại ngang ngực ( giống nhà chùa ) o " Chào thầy đồ" : hai tay nắm lại ngang ngực ( giống thầy đồ xưa ) o " Chào Sạc lô" : một tay chống nạnh, một tay chìa ra phía trước o ( động tác vui nhộn, tinh nghịch ) o Nếu làm đúng nhịp động tác và đúng nhịp bài hát, CT hô " đúng rồi" và người cuối cùng được hào bước ra thay thế cvho NĐK. Nếu làm không đúng động tác thì Ct hô : " sai rồi" và người đó tiếp tục thực hiện lại khi nào đúng thì thôi. o Bài hát càng về sau nên hát càng nhanh để động tác liên tục và gây hào hứng cho người chơi. 3. KHEN TẶNG NĐK bắt nhịp cho tất cả cùng hô : - Vỗ tay năm cái rồi hô : Tốt - Vỗ tay năm cái rồi hô : Lắm - Vỗ tay năm cái rồi hô : Anh ( chị …..cô ) tốt lắm 4. KHEN Cùng đồng loạt hô vang : o Hay, hay thiệt là hay o Hay, hay úi chà hay o Hay quá, hay ghê, hay nhiều, hay tuyệt Lưu ý : Khi hô to đến các từ in nghiêng thì nhấn mạnh và kéo dài làm cho băng reo sinh động hơn. 5. TRỜI – ĐẤT – TAY – VAI NĐK : Trời ta CT : Ta đứng ( đứng lên ) NĐK : Đất ta CT : Ta ngồi ( ngồi xuống ) NĐK : Tay ta CT : Ta nắm ( Nắm tay lại với nhau ) NĐK : Vai ta CT : Ta choàng ( choàng vai lại với nhau ) Chơi những trò chơi vòng tròn ( như sóng biển ) 6. ĐOÀN KẾT NĐK : Đoàn kết CT : Thì sống NĐK : Chia rẽ Ct : Thì chết NĐK : kết chùm – kết chùm CT : Chùm mấy – chùm mấy ? NĐK : Ba người một chân CT : ( Chụm ba người thành một nhóm ) Lưu ý : Sau tiếng còi của người điều khiển thì cử toạ phải thực hiện đúng yêu cầu của NĐK - NĐK có thể yêu cầu bất kỳ nhưng phải phù hợp với đối tượng Ví dụ : · 3 nam + 3 nữ · 3 người 4 chân · 10 người một chùm 7. NHẬP – XUẤT NĐK : Khắc nhập – khắc nhập CT : Nhập mấy, nhập mấy ? NĐK : 8 người nhập một ( Sau tiếng còi, CT phải làm đúng yêu cầu cùa NĐK ) NĐK : Khắc xuất, khắc xuất ( Sau tiếng còi các nhóm phải tan ra trở lại vòng tròn lớn) 8. KẾT ĐOÀN NĐK : Chia rẽ CT : tan rã ( tay đặt vào ngực, vung mạnh ra ) NĐK : Chia rẽ CT : thì chết ( khom người, gục đầu ) NĐK : Chia rẽ CT : Thì chết ( ngồi bệt xuống ) NĐK : Kết đoàn CT : Sống – sống – sống ( đứng phắt dậy nắm tay nhau ) Bắt bài hát tập thể : Kết đoàn, Bốn phương trời… 9. LỬA NĐK : Ai tàn phá CT : Lửa NĐK : Ai thiêu huỷ CT : Lửa NĐK : Ai soi sáng CT : Lửa NĐK : Reo mừng sự ấm áp, nuôi dưỡng Và soi sáng của lửa CT : Hoan ca – hoan ca – hoan ca 10. NHÓM LỬA NĐK : Hãy nhóm lên CT : Ngọn lửa ( tay trái đưa ra trước mặt, ty phải chỉ vào lòng bàn tay ) NĐK : Lửa hận thù CT : Dập ngay ( bàn tay trái úp, bàn tay phải đập mạnh lên lưng bàn tay trái ) NĐK : Lửa căm hờn CT : Dập ngay ( Chân phải dậm xuống đất hai lần ) NĐK : Lửa yêu thương CT : ta cùng nhóm lên – Ah ! Sau đó bắt đầu hát : " Ngọn lửa trái tim", " lửa trại" 11. HOAN HÔ ÁNH LỬA NĐK : Lửa vui CT : Hoan hoan hô NĐK : Lửa vui CT : Bùng bập bùng NĐK : Lửa vui trong đêm nay, bừng sáng ! CT : Ố, à ( hai tay giơ cao, nhanh) NĐK : Sáng soi trong đêm mịt mù CT : Ố, à ( hai tay giơ cao, nhanh ) Bắt bài hát : Lửa trại 12. THẮP ĐUỐC NĐK : Thắp đuốc CT : Thắp đuốc (ngón trỏ trái làm đuốc, ngón trỏ phải làm lửa chạm vào nhau) NĐK : Đuốc sáng CT : Đuốc sáng (năm ngón tay bàn tay trái bung ra) NĐK : Châm vào củi CT : Châm vào củi (nhót gót – tư thế chjas6m vào đống lửa) NĐK : Bùng lên sáng CT : Bùng lên sáng (động tác qùi. Hai tay vung lên cao như lửa) NĐK : Sáng tràn lan CT : Huy hoàng, huy hoàng, huy hoàng (vỗ tay, nhảy lên, cùng hát bài về ngọn lửa) 13. NỔI LỬA LÊN ĐI NĐK : Ơ nào anh chị em ơi ! CT : Ơi ! NĐK : Nổi lửa lên đi CT : Xua tan ngại ngần NĐK : Nổi lửa lên đi CT : Cho con tim hơi ấm NĐK : Nổi lửa lên đi CT : Nối liền con tim NĐK : Nổi lửa lên đi CT : Cho yêu thương tràn đầy Cùng hát bài : " Gọi lửa" 14. ĐẬP MUỖI NĐK : Muỗi đâu, muỗi đâu ? CT : Muỗi đây, muỗi đây ( giơ tay phải lên ) NĐK : Muỗi bay, muỗi bay CT : vo ve, vo ve ( Cùng hát và làm động tác giống NĐK ) Đêm khuya con muỗi vo ve cắn tay, cvắn đùi rồi bay đi khoe Úi cha,úi chà, úi chà chà vo ve, úi chà chà vo ve. Úi chà. Ơ hay con muỗi đen thui nó bay khắp nhà rồi bay đi mô Ơ hay, ơ hay……Đưa tay đánh bộp trúng phóc, Muỗi xẹp NĐK : Muỗi đậu vào má người bên trái CT : Muỗi đậu vào má người bên trái ( để tay phải vào má người bên trái ) NĐK : Chết này CT : Vừa nói theo, vừa lấy tay trái đánh vào chỗ muỗi đậu và nói "chết này" Lưu ý : NĐK chọn chỗ muỗi đậu cho phù hợp từng đối tượng, chủ yếu là tạo khôg khí vui vẻ. 15. BĂNG REO GIẢI KHÁT NĐK : Xuống tấn, ( CT xướng theo và làm theo động tá NĐK ) NĐK : Pepsi Cola CT : ca, ca, ca ( vung tay phải ba lần ) NĐK : Co ca co la CT : cô, cô, coô ( vung tay trái ba lần ) NĐK : Trà đá CT : Ah ! ah ! ah ( đưa hai tay lên và nhảy cao) 16. LÀM THỊT GÀ NĐK : ( Yêu cầuCT " xuống tấn" ) Dao đâu ? thớt đâu ? CT : ( làm động tác " xuống tấn" và hô ) dao đây, thớt đây NĐK : Hướng dẫn trước, sau đó mời Ct làm chung, đồng loạt các lời nói và cử điệu sau : " Chặt cái đầu, chặt cái đầu" ( tay phải chặt lên tay trái hai lần ) " Xào, xào, xào" ( hai bàn tay ngửa lên, cử động ngang qua lại như xào ) " Nhúng chút dầu, nhúng chút dầu" ( hai bàn tay để đứng, nhúng lên nhúng xuống ) " vào, vào, vào" ( hai bàn tay đưa lên miệng như ăn ) " Chặt cái đầu thì xào, nhúng chút dầu thì vào" " Chặt cái đầu, nhúng chút dầu – xào, vào, nhào" Các cử chỉ, động tác nên phù hợp với lời nói, lời nói cuối cùng " nhào" là ngồi xuống. 17. TẰNG GÔ Ố Ồ NĐK : Đặt hai tay lên miệng và làm loa xướng CT : cũng làm giống người điều khiển và xứơng theo các câu : " Tằng gô ố ồ Kunti là pi kún ná Ồ ê a lế Malámpa malồ ghê" Tất cả lập lại băng reo vài lần, khi chấm dứt xướng hai, ba lần câu cuối nhỏ dần và chậm để chấm dứt băng reo. 18. ẤN ĐỘ Cùng hát : À Rim rim rim. Á Ram sa sam. À ra đi A bu si đa. Á ra đi a bu xì đà. À Rim sim. A Ram sàm. 19. HÁT THAY CHỮ Thay chữ cuối hoặc hai chữ cuối thành một chữ khác hoặc hai chữ khác. Ví dụ : Bài hát " Cả nhà thương nhau", thay chữ cuối bằng chim Ba thương con vì con giống chim Mẹ thương con cì con giống chim Cả nhà ta đều thương yêu chim Xa là nhớ gần nhau là Chìm ( chim ) Ví dụ : Bài hát " Em đi chùa Hương" thay hai chữ cuối thành 2 chữ bất kỳ Hôm qua em đi từng tưng Hoa cỏ còn mờ tưng tưng Cùng thầy me vấn đầu tưng tưng 20. BA GIỌNG HÁT Chọn câu hát vui " yêu là yêu là yêu chúng mình yêu nhiều. Yêu là yêu là yêu chúng mình yêu quá" NĐK : Chia làm ba nhóm : Nhóm 1 : Hát giọng thanh niên khoẻ khoắn Nhóm 2 : hát giọng trung niên khàn khàn Nhóm 3 : Hát giọng ông lão không ra tiếng NĐK chí nhóm nào thì nhóm đó hát theo giọng của nhóm mình, có lúc hai giọng cùng hát. Có lúc ba giọng cùng hát với nhau, tuỳ sự linh động của NĐK 21. BẠN ƠI HÃY LÀM CT cùng đồng thanh nói và làm theo các động tác của NĐK " Bạn ơi hãy làm : Làm như thế này bạn nhé ( làm động tác vui ) Đừng có làm sai ( câu này có thể lập lại nhiều lần ) Anh em họ cười" Để trò chơi thêm vui, NĐK lưu ý điều khiển những động tác vui nhộn, thân mật ( choàng vai, ôm eo….) hoặc những động tác ngộ nghĩnh và câu cuối có thể đọc " Campuchia họ cười" hoặc tên một nước nào đó phù hợp với âm điệu. 22. SƯỚNG VUI ( Tương tự như " cùng vui" và " này bạn vui" ) NĐK hát và làm động tác mẫu, CT cũng làm theo. " Thấy sướng vui bạn vỗ đôi tay ( vỗ hai cái ) Thấy sướng vui bạn muốn tỏ ra bạn vỗ đôi tay (vỗ tay hai cái ) Thấy sướng vui bạn muốn tỏ ra cho quanh đây thấy lòng bạn vui, bạn muốn tỏ ra bạn vỗ đôi tay ( vỗ tay ) 23. LẲNG LẶNG MÀ NGHE NĐK : Lẳng lặng mà nghe, Quang Trung ngày xưa đánh giặc. Mười vạn quân Thanh tan tành giữa thành Đống Đa Quân ta ! CT : Xông pha ( vung tay phải lên ) NĐK : Một cánh tay ( giơ tay lên ) CT : Một cánh tay ( giơ tay lên ) Tất cả cùng hát toàn bộ bài hát. NĐK tiếp tục lần hai NĐK : Một cánh tay, hai cánh tay ( giơ hai tay lên ) CT : Một cánh tay, hai cánh tay ( giơ hai tay lên ) Tất cả cùng hát và vung hai tay. Tiếp tục lần 3,4,5 Lưu ý : NĐK kết hợp các động tác hợp lý như : hai cánh tay và một cái chân và hai tay, hai chân, hai tay và một cái mông…. 24. HOÀ TẤU ( Hát và làm theo hướng dẫn của NĐK ) Nào anh em cùng ra đây xem chúng ta đua nhau chơi kèn : Tò tí te, tò tí te, tò tí te, tò tí te (làm động tác thổi kèn ) Nào anh em cùng ra đây xem chúng ta đua nhau chơi đàn : Tình tính tinh, tình tính tinh, tình tính tinh, tình tính tinh ( làm động tác đàn ) Lưu ý : NĐK hướng dẫn và cho chơi các loại nhạc cụ Có thể chơi những động tác vui như : ngồi, quì, bò…. 25. HÁT HỎI ( Hát nói theo thể tự do ) NĐK : Vui hôm nay bạn ( Hương ) mang theo gì đây ? Người tên Hương : Tôi mang theo ( hoa Hồng ) xin anh em chớ cười Tất cả : Ôi hoa hồng của bạn thật là hay hay hay Lưu ý : Vật dụng mang theo, được mang cái tên có phụ âm giống tên của người được hỏi Ví dụ : tên Hương thì mang theo hoa Hồng Tên Quân thì mang theo cái quần Có thể thy thế cụm từ " hay hay hay" bằng cụm từ khác Ví dụ : hôi hôi hôi, vui vui vui… Người được hỏi sau khi nói đúng sẽ thay thế NĐK Ví dụ : Sau khi nói đúng, Hương lai thay NĐK hỏi tiếp một bạn khác trong tập thể : " Vui hôm nay bạn Quân mang theo gì đây ?" Người tên Quân : " Tôi mang theo cái Quần, xin anh em chớ cười" Tất cả : ôi cái quần của bạn thật là hôi hôi hôi Trò chơi tiếp tục cho đến khi ai đó mang đồ dùng có tên gọi mà phụ âm đầu không trùng với âm đầu của mình thì bị phạt. 26. THƯƠNG NHỚ GIẬN HỜN : Nói tên kèm phụ âm đầu hoặc nguyên âm đầu giống tên của người được gọi. Ví dụ : NĐK xướng : Tôi thương tôi thương CT : Thương ai, thương ai ? NĐK : Thương ( Thành tong teo ) Người tên Thành : Tôi nhớ, tôi nhớ CT : Nhớ ai, nhớ ai ? Người tên Thành : nhớ ( Hương hoa Hồng ) Lưu ý : Người được gọi sẽ thay thế NĐK để gọi tiếp người sau. · Không gọi lại người đã gọi mình · Những từ đã nói rồi, không được nói lại. 27. Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC Người chơi cùng đồng thanh nói và làm theo động tác của NĐK " Giơ tay ra nào Mình nắm lấy cái vai Mình lắc lưu cái mình Ồ sao bé không lắc ( hai lắc ) Ừ muốn lắc thì lắc" ( hai lắc ) Lưu ý : NĐK chú ý đến động tác cho phù hợp · Có thể thay thế " nắm lấy cái vai" bằng động tác khác. · Luôn luôn thay đổi động tác để gây phần nhộn nhịp, hào hứng 28. NĂM – MƯỜI – MƯỜI LĂM – HAI MƯƠI ( LIÊN KHÚC NĂM MƯỜI ) NĐK lĩnh xướng : Yêu nhau cởi áo cho nhau Về nhà mẹ hỏi, qua cầu gió bay CT : Năm mười mười lăm hai mươ ( 2 lần ) NĐK : Yêu nhau chẳng ngại đừơng xa Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều CT : Năm mười mười lăm hai mươi ( 2 lần ) Lưu ý : Có thể chia thành nhiều njhóm thi đua với nhau Chọn những bài ca dao quen thuộc như : Thằng bờm, tát nước đầu đình… 29. VỊNH LỤC VAN TIÊN ( Thi đua giữa hai nhóm : nhóm 1 chọn vần A, nhóm 2 chọn vần Ô, NĐK làm trọng tài ) Ví dụ : Nhóm 1 xướng : Vân Tiên cõng mẹ chạy ra Gặp phải cột nhà, cõng mẹ chạy vô ( nhà là vần a ) Nhóm 2 đối lại : Vân Tiên cõng mẹ chạy vô Gặp phải cái bồ, cõng mẹ chạy ra ( cái bồ là vần Ô ) Lưu ý : Nói phải đúng vần, đúng nhịp điệu, không nói lại những vần đã nói rồi. 30. HÒ YÊU NƯỚC ( Dựa theo bài hát : "hò yêu nước" ) NĐK : Đèo cao CT : Dô ta NĐK : Thì mặc đèo cao CT : Dô ta NĐK : Nhưng lòng yêu nước CT : Dô ta NĐK : Còn cao hơn đèo CT : Dô tà, dô tà là hò dô ta, dô ta Lưu ý : Có thể chia hai nhóm " hò" thi đua với nhau Có thể thay đổi lời cho hấp dẫn, đúng nội dung yêu cầu Ví dụ : · Đèo cao thì mặc đèo cao. Nhưng mà cao quá thì ta đi vòng · Đường xa thì mặc đường xa. Nhưng mà xa quá thì ta đi tàu · Sông sâu thì mặc sông sâu. Nhưng mà sâu quá thì ta đi thuyền |
Tác giả bài viết: ST
Nguồn tin: Sưu tầm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Số/Ký hiệu | Ngày BH | Trích yếu | |
Kế hoạch Số 278-KH/ĐTN-BPTG | 10/10/2021 | Tải về | |
CV 309-CV/ĐTN | 06/10/2021 |
"V/v tăng cường tham gia giám sát; hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid - 19” |
Tải về |
CV-308 | 30/09/2021 | Tải về | |
Số 40-BC/UBH | 30/09/2021 | Tải về | |
Số 05-CTr/UBH | 30/09/2021 |
CHƯƠNG TRÌNH Công tác Hội và phong trào thanh niên năm học 2021 – 2022 |
Tải về |
Số 12-KH/UBH | 01/04/2021 | Tải về | |
CHI TIEU | 21/03/2021 | Tải về | |
CHI TIEU | 21/03/2021 | Tải về | |
KH Số: 246-KH/HĐ-ĐKTHTN | 23/02/2021 | Tải về | |
04-CTr/UBH | 18/02/2021 | Tải về |